0986 660 800

BẢO TRÌ MÁY BIẾN ÁP

VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG MÁY BIẾN ÁP

VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG MÁY BIẾN ÁP
 

Hiện nay, nhiều Máy biến áp của các nhà máy, đơn vị, xí nghiệp thường hay cháy nổ là do một phần các đơn vị không chăm lo cho máy biến áp của mình. Việc không để ý lưu lượng dầu trong máy, hay dầu bị rò rỉ làm lượng dầu trong máy bị hao hụt thường hay gây cháy nổ cho máy biến áp.

Nếu máy bạn bị hư, hỏng, cháy nổ thì sẽ mất khá nhiều thời gian để sữa chữa. Vì thế việc bảo trì, bảo dưỡng máy biến áp là điều rất quan trọng. Nên bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên sẽ giúp MBA hoạt động tốt hơn. 

I/ KIỂM TRA MÁY BIẾN ÁP TRƯỚC KHI ĐƯA VÀO VẬN HÀNH

–         Kiểm tra độ chắc chắn của các đầu nối nhất thứ cao áp

–         Kiểm tra độ chắc chắn của các đầu nối nhị thứ, có bị ngắn mạch, có đúng sơ đồ đấu nối không?

–         Vệ sinh bề mặt sứ cách điện và các hộp kim loại

–         Kiểm tra mức dầu trong bộ điện từ và mức dầu trong bộ chia điện áp có đủ không?

–         Kiểm tra các đầu nối đất có an toàn và chắc chắn không?

–         Kiểm tra độ kín của nắp các hộp đấu nối nhị thứ

–         Kiểm tra các điểm bắt bulong đế trụ có chắc chắn không?

–         Kiểm tra bề mặt của sứ cách điện có sạch không?

–         Kiểm tra trụ đỡ máy biến điện áp có bị nghiêng, có chắc chắn, nó phải được nối với hệ thống tiếp đất

–         Kiểm tra các biến điện áp có bị nghiêng so với phương thẳng đứng không?

–         Kiểm tra xem các đầu ra thứ cấp có bị ngắn mạch không?

–         Kiểm tra dao nối đất phải ở vị trí đóng (Khi chưa có thiết bị tải ba đấu vào)

–         Kiểm tra con nối, con nối liên hệ giữa cuộn sơ của biến áp và cuộn kháng phải được đấu chắc chắn

–         Kiểm tra con nối đầu hạ áp của cuộn sơ cấp biến áp phải được đấu chắc chắn với đất

II. KIỂM TRA MÁY BIẾN ÁP TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH

–         Kiểm tra mức dầu trong bộ điện từ và mức dầu trong bộ chia điện áp có đủ không?

–         Kiểm tra các đấu nối đất có an toàn và chắc chắn không?

–         Kiểm tra độ kín của nắp các hộp đấu nối nhị thứ

–         Kiểm tra các điểm bắt bulong của trụ có chắc chắn không?

–         Kiểm tra bề mặt của sứ cách điện có sạch không?

–         Kiểm tra trụ đỡ máy biến điện áp có bị nghiêng, có chắc chắn, nó phải được nối với hệ thống tiếp đất

–         Kiểm tra các biến điện áp có bị nghiêng so với phương thẳng đứng không?

–         Kiểm tra dao nối đất phải ở vị trí mở.

–         Nghe tiếng kêu của máy biến áp có âm thanh lạ hay khác thường không?

–         Kiểm tra bằng mắt các hàng kẹp mạch áp của tủ trung gian, tủ điều khiển, tủ bảo vệ có bị ngắn mạch hay chập mạch không.

–         Kiểm tra điện áp của lưới có cao quá điện áp cực đại cho phép của máy biến điện áp hay không?

III. BẢO DƯỠNG MÁY BIẾN ÁP

Khi tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa, máy biến điện áp phải được tách ra khỏi lưới điện cao áp, các aptomat thứ cấp của máy biến áp phải được để ở vị trí mở. Các công việc tiến hành cụ thể như sau:

–         Kiểm tra các đầu nối nhất thứ xem có chắc chắn không?

–         Kiểm tra các đầu nối nhị thứ xem có chắc chắn không, có bị ngắn mạch không?

–         Kiểm tra các đầu ra của cuộn điều chỉnh có bị ngắn mạch không?

–         Vệ sinh bề mặt sứ cách điện và các hộp kim loại?

–         Kiểm tra các chỉ thị mức dầu có đủ không?

–         Kiểm tra các đầu nối đất có an toàn và chắc chắn không?

–         Kiểm tra nắp các hộp đấu nối nhị thứ có kín không?

IV.  Các nguyên nhân gây hư hỏng máy biến áp:

– Thiết kế, chế tạo kém hiệu quả: 40%

– Quá trình lão hóa: 10%

– Bảo dưỡng kém chất lượng: 30%

– Vận hành bất lợi: 20%

                   bao-duong-tram-bien-ap

Biểu đồ biểu thị tỷ lệ % nguyên nhân hư hỏng máy biến áp

3, Những lý do cần bảo dưỡng trạm biến áp:

– Nếu coi đường dây là mạch máu thì Máy biến áp là trái tim của hệ thống điện nói chung, của mỗi cơ sở sản xuất nói riêng.

– Để cho trái tim hoạt động thường xuyên, liên tục, tuổi thọ dài thì việc thường xuyên chăm sóc, bảo dưỡng đóng vai trò rất quan trọng:

· 3 tháng kiểm tra định kỳ máy biến áp 1 lần, sau khi kiểm tra phải ghi vào sổ kết quả kiểm tra vận hành

· 6 tháng cần phải bảo dưỡng máy biến áp MBA/lần (Theo quy định của điện lực Việt Nam)

4, Các bước thường thực hiện bảo dưỡng máy biến áp 

4.1, Máy biến áp dầu:

– Khảo sát tổng quan, phân tích đánh giá tình trạng hoạt động của MBA.
– Thực hiện vệ sinh chuyên nghiệp tổng thể MBA.
– Thử nghiệm mẫu dầu định kỳ.
– Cải thiện khâu thiết kế, lắp đặt MBA cho phù hợp với yêu cầu vận hành.
– Châm dầu đúng chủng loại dầu máy biến áp khi MBA bị hụt dầu vận hành.
– Vệ sinh và siết lực lại các đầu cosse, mối nối cáp phía cao áp và hạ áp.
– Kiểm tra giá trị cách điện của MBA ở các thành phần: cao áp – vỏ, cao áp – hạ áp và hạ áp – vỏ.
– Vệ sinh vỏ và sứ, kiểm tra cable ở đầu nhất thứ, nhị thứ.
– Kiểm tra nhiệt độ dầu MBA, kiểm tra hoạt động của bộ điều khiển.
– Tư vấn, gia cố mặt bằng trạm cho phù hợp với sự vận hành ổn định MBA.
– Kiểm tra bộ nguồn AC, DC vệ sinh tủ điều khiển, các board mạch của bộ chuyển nấc.

4.2, Máy biến áp khô:

– Khảo sát tổng quan, phân tích, đánh giá tình trạng hoạt động của MBA.
– Kiểm tra phần cáp phía cao áp, hạ áp và lõi từ MBA xem có hiện tượng cháy, nám không để đưa ra phương pháp bảo trì phù hợp.
– Thực hiện vệ sinh chuyên nghiệp tổng thể MBA.
– Vệ sinh phần cao áp, hạ áp, lõi từ MBA, quạt làm mát.
– Siết lực lại toàn bộ đầu dây phía cao áp và hạ áp của MBA.
– Kiểm tra nhiệt độ vận hành của MBA.

Nếu các bạn cần tìm công ty bảo dưỡng máy biến áp, xin vui lòng liên hệ đến công ty chúng tôi để được tư vấn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *